Tin tức thị trường
Bất động sản Nam Sài Gòn “bứt tốc” nửa cuối 2017
Nếu đầu năm khu Đông đang nắm thế thượng phong thì đến thời điểm hiện tại cục diện đã xoay trục về khu Nam khi hàng loạt dự án từ tất cả các phân phúc căn hộ, biệt thự, nhà phố, đất nền… đồng loạt bung hàng. Lực đẩy hạ tầng cùng tín hiệu thanh khoản tốt của thị trường thời gian qua là nguyên nhân chính lý giải cho xu thế này.
Bung hàng mạnh
Gần 3 năm liên tiếp, khu Đông giữ vững ngôi đầu bảng về nguồn cung và lượng tiêu thụ. Nhiều nhà đầu tư khôn ngoan bắt đầu nhìn ra câu chuyện tồn đọng trong khu Đông. Đó là vấn đề quỹ đất tại khu này bị khai thác gần hết, giá đất đã chạm ngưỡng và hạ tầng đang dần đi vào ổn định.
Lường trước thế cờ, nhiều ông trùm bất động sản đã âm thầm gom sẵn quỹ đất tại khu Nam để chuẩn bị cho cuộc bung hàng mới.
Đầu năm 2017, thị trường khu Nam dậy sóng với hàng loạt thương vụ chuyển nhượng. Mới đây, Tập đoàn An Gia và Greed Group đã công bố chi 3.500 tỷ để mua lại dự án của Vạn Phát Hưng tại Quận 7. Trước đó, Tập đoàn Khải Vy cũng tung lượng tiền lớn để triển khai dự án Grand Nest. Một tên tuổi của “làng địa ốc” Sài Gòn là Công ty CP Căn Nhà Mơ Ước - DRH cũng trình làng với một dự với tổng mức đầu tư lên đến 500 tỷ đồng...
Sự góp mặt đồng loạt các tên tuổi lớn như An Gia, Novaland, Phú Mỹ Hưng, Vạn Thịnh Phát, Phát Đạt, Hưng Thịnh, DRH... đã biến khu Nam trở thành một đại công trường.
“Thế chân vạc” đẩy khu Nam bứt tốc
Giữa một khu Đông đã trở thành thương hiệu, một khu Tây dân số đông đúc, khu Nam vẫn bứt phá đường đua để tạo thành đại công trường từ nửa cuối 2017.
Hiện khu Nam đang nắm giữ 3 trụ cột trọng yếu: Khu đô thị Phú Mỹ Hưng đã hiện hữu, khu chế xuất Tân Thuận và khu đô thị cảng Hiệp Phước. Trong đó, UBND đang dồn lực để phát triển Hiệp Phước trở thành khu đô thị cảng biển lớn nhất cả nước, vươn rộng ra Đông Nam Á. Đồng thời, kích việc giãn dân từ trung tâm dồn về khu Nam, từ đó tạo thế cân bằng cho toàn thành phố.
Minh chứng là việc thời gian qua, UBND thành phố đã rót hàng nghìn tỷ đồng mở đường từ trung tâm, xuyên qua Quận 7 nối thẳng tới Nhà Bè như Trục Bắc – Nam đang được xây dựng, tuyến Metro số 4 kinh phí 97.000 tỷ đồng. Ngay tại Quận 7, các dự án mở đường cho khu Nam đến trung tâm cũng đã và đang được triển khai như cầu Kênh Tẻ 2, cầu Nguyễn Khoái nối Quận 7 với Quận 4, cầu Thủ Thiêm 3 và Thủ Thiêm 4 nối Quận 7 với Quận 4 và Quận 2, hệ thống cầu vượt và hầm chui giao lộ Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ…
Mới đây nhất, tâm điểm thị trường dồn về đường Đào Trí khi thông tin tuyến đường này sẽ được mở rộng lên 40 m và được dự đoán trở thành cung du lịch ven sông đẹp nhất Sài Gòn sắp được xây dựng.
Chiếm “tiên cơ” ở khu Nam Sài Gòn
Nếu khu Đông hạ tầng đang dần hoàn thiện, giá đất đã đi vào ổn định thì tại khu Nam, tất cả đang trong giai đoạn khởi đầu. Theo nguyên tắc đầu tư, đây mới chính là thời điểm vàng để tạo sóng. Nắm bắt cơ hội, nhiều nhà đầu tư thứ cấp đã ồ ạt tiến về khu Nam khiến cho thị trường khu vực này ghi nhận thanh khoản cao ở tất cả các loại hình giao dịch.
Điển hình phải kể đến dự án River Panorama do Tập Đoàn An Gia làm chủ đầu tư. Ghi nhận cho thấy, vào hạ tuần tháng 7 dự án này thu hút tới 1,000 khách hàng tham dự và 600 giao dịch thành công sau vài tháng công bố. Đây được xem là dự án trung cao cấp có sức mua cực mạnh.
River Panorama không chỉ hút người mua ở thực mà lượng nhà đầu tư bỏ vốn vào đây khá nhiều. Bởi lẽ dự án này nằm trên đường Đào Trí sắp được mở rộng 40 m, sở hữu tới 3 mặt tiền sông – một không gian cực hiếm còn sót lại tại TP.HCM.
Dự án còn ghi điểm bởi cài đặt hệ thống tiện ích đỉnh cao như: sảnh đón theo phong cách resort và tầng trệt mở toang 3.000 m2, hồ bơi vô cực trên không dài 100 m trên độ cao 120 m, hồ Sky Pearl và công viên kênh đào với diện tích mặt nước hơn 7.300 m2, khu vui chơi trẻ em, sân thể thao đa năng, hệ thống lọc nước uống ngay tại vòi chuẩn Singapore và quản lý tòa nhà theo tiêu chuẩn Nhật Bản…