Tin tức thị trường
Nóng trong tuần: Lùm xùm các dự án BOT
Người dân sốc vì thuế đất tăng; Trăm sự BOT “vì ta chưa chứng minh được sự minh bạch”; Di dời ga Hà Nội, trái quy hoạch và chiến lược phát triển đường sắt; Xây dựng không phép giảm nhưng còn rất lớn; Di dời trụ sở bộ ngành khỏi nội đô Hà Nội, đua nhau bám trụ “đất vàng”... là những thông tin nổi bật trong tuần qua.
Người dân sốc vì thuế đất tăng; Trăm sự BOT “vì ta chưa chứng minh được sự minh bạch”; Di dời ga Hà Nội, trái quy hoạch và chiến lược phát triển đường sắt; Xây dựng không phép giảm nhưng còn rất lớn; Di dời trụ sở bộ ngành khỏi nội đô Hà Nội, đua nhau bám trụ “đất vàng”... là những thông tin nổi bật trong tuần qua.
Người dân sốc vì thuế đất tăng
Nhiều người dân cho biết khá sốc khi nhận thông báo tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp tăng gấp 3-4 lần mà không được thông báo trước.
Theo quy định, thuế đất tính theo hệ số và vị trí nhà đất: mặt tiền đường - hệ số 1, trong hẻm - hệ số 0,45, nhưng với cách tính này, tiền thuế mà tôi phải nộp ngang với người có nhà mặt tiền và tăng gấp mấy lần. Do vậy đến nay tôi vẫn chưa đóng tiền để chờ câu trả lời cụ thể từ cơ quan thuế.
Trăm sự BOT “vì ta chưa chứng minh được sự minh bạch”
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông nhấn mạnh như vậy khi lý giải về những nghi ngại, bức xúc của người dân đối với BOT, sau vụ việc xảy ra ở điểm nóng BOT Cai Lậy và cũng đúng lúc sau khi Kết quả thanh tra Chính phủ về 7 dự án BOT được công bố.
Những vấn đề liên quan đến dự án BOT có thể coi là điểm nóng thời sự nóng nhất những ngày qua. Những cách phản ứng như trả tiền lẻ, cho tiền vào chai nhựa, vo viên tiền... của các tài xế ở trạm BOT Cai Lậy là ví dụ minh hoạ rõ nét nhất về đỉnh điểm bức xúc về BOT.
Di dời ga Hà Nội: Trái quy hoạch và chiến lược phát triển đường sắt?
Dư luận những ngày qua hết sức quan tâm câu chuyện Công an Hà Nội tiếp tục đề xuất di dời ga Hà Nội ra khỏi khu vực nội đô nhằm loại bỏ xung đột giao thông, giảm tải áp lực cho khu vực trung tâm và đặc biệt là hạn chế tai nạn giao thông đường sắt trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
Trước đây, đã có ý tưởng di dời Ga Hà Nội sang bên kia sông Hồng hoặc về Thường Tín. Thông tin nóng hơn, vừa qua tại cuộc họp bàn về an toàn giao thông Thủ đô đề xuất di dời Ga Hà Nội lại được đưa ra một lần nữa.
Hàng chục kiot quanh sân bay Tân Sơn Nhất xả hàng trả mặt bằng
Hàng chục kiot buôn bán quanh sân bay Tân Sơn Nhất trên đường Trường Chinh (đoạn từ mũi tàu Cộng Hòa đến giao lộ Phạm Văn Bạch) đồng loạt thanh lý, xả hàng để trả lại mặt bằng cho cơ quan chức năng.
Được biết, đoạn đường này bắt đầu từ mũi tàu Cộng Hòa đến giao lộ Phạm Văn Bạch dài khoảng 650m, dọc tuyến đường này trên phần đất quốc phòng lâu nay tồn tại dãy hàng chục kiốt, cửa hàng kinh doanh và 3 cây xăng.
Bộ trưởng Xây dựng: Xây dựng không phép giảm nhưng còn rất lớn
Trả lời câu hỏi của đại biểu về tình trạng xây dựng không phép, trái phép, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà thừa nhận đây là thực tế có thật. Dù thời gian qua đã có xu hướng giảm, nhưng vẫn còn rất lớn, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM.
Theo Bộ trưởng Xây dựng, hiện nay tỷ lệ xây dựng sai phép giảm dần nhưng còn rất lớn. Bình quân năm 2016, khoảng 13% tổng số công trình xây dựng có sai phép, lên đến hơn 15.000 sai phạm sai phép và không phép.
Dân náo loạn vì bãi đỗ xe lớn nhất Linh Đàm bị đóng cửa
Có sức chứa trên 500 xe ô tô, hiện điểm đỗ xe nằm cạnh các tòa nhà HH là khu vực đỗ xe lớn nhất khu đô thị (KĐT) Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội). Tuy nhiên, mấy ngày nay người dân ở đây phản ánh, khi đi làm về họ bị chính quyền địa phương chặn lối vào. Do không có bãi đỗ xe thay thế, việc đóng cửa bãi đỗ xe trên đã gây náo loạn cả khu dân cư.
Do không vào được bãi đỗ xe hàng ngày, nhiều người về sớm đã vào được một số điểm khác gửi, với những người về muộn thì các điểm lân cận cũng hết chỗ đành đứng dưới trời mưa đề nghị với công an cho gửi tạm thêm vài hôm, sau đó sẽ tìm điểm mới. Để tránh mưa to và sớm về được nhà, nhiều chủ ô tô để liều xe ở lòng đường phố Linh Đường (đoạn qua các tòa nhà HH).
Di dời trụ sở bộ ngành khỏi nội đô Hà Nội: Đua nhau bám trụ “đất vàng”
Thực hiện chủ trương di dời trụ sở các bộ, ngành khỏi khu vực nội đô Hà Nội, 15 năm qua, Chính phủ đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng xây dựng công trình mới. TP Hà Nội dành khoảng 100ha đất trên địa bàn quận Cầu Giấy và Nam Từ Liêm để sắp xếp. Tuy nhiên, đến nay, Hà Nội chưa thu hồi được mét đất nào từ các cơ sở cũ gây lãng phí lớn đối với ngân sách nhà nước, đồng thời, mục tiêu giảm tải cho khu vực nội đô cũng chưa biết khi nào thành hiện thực...
Có không ít cơ quan đơn vị đã thực hiện di dời tuy nhiên quỹ đất sau di dời, được sử dụng làm cơ sở 2 hoặc lập dự án đầu tư xây dựng kinh doanh, thương mại, không bàn giao quỹ đất sau di dời cho thành phố để quản lý, khai thác bổ sung hạ tầng xã hội và kỹ thuật.
Trăm sự BOT “vì ta chưa chứng minh được sự minh bạch”
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông nhấn mạnh như vậy khi lý giải về những nghi ngại, bức xúc của người dân đối với BOT, sau vụ việc xảy ra ở điểm nóng BOT Cai Lậy và cũng đúng lúc sau khi Kết quả thanh tra Chính phủ về 7 dự án BOT được công bố.
Những vấn đề liên quan đến dự án BOT có thể coi là điểm nóng thời sự nóng nhất những ngày qua. Những cách phản ứng như trả tiền lẻ, cho tiền vào chai nhựa, vo viên tiền... của các tài xế ở trạm BOT Cai Lậy là ví dụ minh hoạ rõ nét nhất về đỉnh điểm bức xúc về BOT.